
Lịch sử mĩ thuật Thế Giới – Hội hoạ Thời kì Phục Hưng ( Phần 2 )
2016-07-182. Vài nét khái quát về mĩ thuật Phục Hưng I-ta-li-a
Ở châu Âu thế kỉ XI, những thành thị được hình thành đã phá vỡ các lãnh địa phong kiến, từ đó xuất hiện tầng lớp thị dân giầu có – đây là tiền thân của giai cấp tư sản. Tại Italia, nhiều thành thị trung tâm ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, …nhu cầu đời sống tinh thần được nâng cao, giai cấp tư sản muốn có một nền văn hoá chống lại giai cấp phong kiến, đó là nguyên nhân sự ra đời của văn hoá Phục hưng ở I-ta-li-a, sau lan sang một số nước ở châu Âu như: Pháp, Đức,…Phong trào mĩ thuật Phục hưng ở I-ta-li-a được khởi đầu vào cuối thế kỉ XIII bởi hai hoạ sĩ Xi-ma-bu-ờ và Gi-ốt-tụ, phong trào ra đời nhằm khôi phục và làm hưng thịnh lại nền văn hoá cổ đại Hi-Lạp, La-Mã (nền văn hoá đề cao giá trị vật chất và tinh thần của con người) mà thời Trung cổ đã huỷ hoại; đưa cái đẹp phục vụ cuộc sống con người, đồng thời nâng cao hơn trong hoàn cảnh mới để đạt tới sự mẫu mực, hoàn chỉnh. Sang thế kỉ XIV đến giữa thế kỉ XV, phong trào mĩ thuật Phục hưng ở Italia phát triển rực rỡ trên cơ sở những phát minh khoa học: tìm ra luật viễn cận, tìm ra chất liệu sơn dầu,…Các hoạ sĩ thời Phục hưng thường lấy đề tài tôn giáo dể thể hiện cái đẹp, để diễn tả cuộc sống, diễn tả con người, họ không vẽ theo công thức g̣ò bó như nghệ thuật Trung cổ (tranh thời Trung cổ mang tính trang trí hơn tính tạo hình, chỉ diễn tả không gian hai chiều nên không diễn tả được chiều sâu; hình dáng con người thường c̣òm nhom, ốm yếu, thiếu sức sống…) mà học hỏi cái đẹp từ thời Hy Lạp, La Mã, từ thiên nhiên. Các hoạ sĩ đưa không gian thấu thị vào tranh và áp dụng những luật vờn khối theo sáng tối, nhờ đó con người và thiên nhiên được diễn tả rất sâu về khối, t́nh cảm, y phục và bối cảnh, các qui luật về bố cục, màu sắc không gian, tỉ lệ, ánh sáng đến cách diễn tả đều đạt tới sự hoàn hảo. Mĩ thuật Phục hưng Italia đã sản sinh ra nhiều hoạ sĩ nổi tiếng có những cống hiến to lớn cho nền mĩ thuật thế giới, trong đó có ba hoạ sĩ tiêu biểu như Leonardo da Vinci, Michelangelo, Raphael. Thời kỳ Phục Hưng kéo dài từ năm 1400 đến 1600, Trung tâm ở Florence.
Với tư cách một phong trào văn hóa, Phục Hưng bao hàm sự nở rộ của các nền văn học tiếng Latin cũng như các tiếng dân tộc, bắt đầu từ sự phục hồi việc nghiên cứu các tư liệu cổ điển, sự phát triển của phép phối cảnh tuyến tính và các kỹ thuật nhằm biểu diễn hiện thực tự nhiên hơn trong mỹ thuật, và một cuộc cải cách giáo dục tiệm tiến nhưng phổ cập.
Trong chính trị, Phục Hưng đã đóng góp vào sự phát triển những hiệp ước ngoại giao, và trong khoa học là một sự quan tâm lớn hơn tới quan sát thực nghiệm. Các sử gia thường lập luận những biến đổi về trí tuệ này là một cầu nối giữa Trung Cổ và thời hiện đại. Mặc dù Phục Hưng chứng kiến những cuộc cách mạng trong nhiều lĩnh vực, cũng như những thay đổi chính trị-xã hội, nó vẫn được biết đến nhiều nhất bởi những thành tựu lớn lao về mỹ thuật và những cống hiến của những vĩ nhân đa tài như Leonardo da Vinci hay Michelangelo đã làm xuất hiện thuật ngữ Vĩ nhân Phục Hưng (“Renaissance Great Man”). Có một cuộc tranh luận kéo dài trong giới sử học về quy mô, phân kì của văn hóa và thời đại Phục Hưng, cũng như giá trị và ý nghĩa của nó. Bản thân thuật ngữ Renaissance, do nhà sử học Pháp Jules Michelet đặt ra năm 1855 cũng là đối tượng của những chỉ trích, rằng nó ngụ ý một sự mô tả thái quá về giá trị tích cực của thời kỳ này.
(nguồn:sưu tầm) HẾT
Giáo viên dạy tại Lớp họa sỹ nhí của Trung tâm Nghệ thuật Hồ Thiên Nga là các họa sỹ trẻ giỏi về chuyên môn nhưng rất sáng tạo, tâm huyết với việc dạy mỹ thuật cho trẻ em. Chương trình giảng dạy được thiết kế theo chủ đề luôn tạo hứng thú cho các con khi theo học tại Trung tâm nghệ thuật Hồ Thiên Nga.
Các mẹ hãy nhanh tay đăng kí để cùng trung tâm phát hiện và ươm mầm tài năng cho các bé nhé !
TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT HỒ THIÊN NGA
Thông tin liên hệ :
★ Địa chỉ: Số 16, Thôn Cổ Điển B, Xã Tứ Hiệp, Huyện Thanh Trì, Hà Nội
★ Hotline Tư Vấn & Đăng ký học: 0963664619 (Cô An)
★ Website: www.hothiennga.vn
★ Fanpage: https://www.facebook.com/hothienngavn/