
Gợi ý 6 bài tập khởi động cho bé trước khi luyện tập
2019-05-10Cho bé tham gia các bộ môn nghệ thuật, các bài khởi động để giúp cho bé phát triển thể chất tốt hơn. Nhưng đôi khi do bé tập trung vào việc vui chơi, học động tác mới mà lờ đi những bài tập khởi động trước khi luyện tập cho bé. Với những động tác khởi động đơn giản, nhưng nó lại vô cùng có lợi và hạn chế chấn thương cho bé trong quá trình học rất tốt. Hãy cùng Hồ Thiên Nga xem, 6 bài tập khởi động dưới đây là gì nhé!
Bài tập 1 – Cổ tay
– Cách tập: Người đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, mặt nhìn ra phía trước. Đưa 2 tay lên, khuỷu tay gấp lại, bàn tay ở phía trước, hai bàn tay cao ngang ngực. Hai bàn tay xòe ra, úp 2 bàn tay vào nhau sao cho lòng bàn tay này úp vào lòng bàn tay kia, các ngón tay đan vào nhau, chụm các ngón tay lại. Từ từ xoay khối bàn tay này theo chiều kim đồng hồ 15 lần. Sau đó dừng lại và xoay theo chiều ngược chiều kim đồng 15 lần.
– Tác dụng: bài tập này có tác dụng khởi động cổ tay, làm khớp cổ tay trơn tru, dịch khớp đầy đủ, các cơ vùng cổ tay được khởi động. Tránh làm đau khớp trật khớp khi các con vận động cổ tay mạnh.
Bài tập 2 – Khuỷu tay
– Cách tập: Người đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, mặt hướng ra phía trước. Giang 2 tay sang 2 bên sao cho, cánh tay vuông góc với thân người, cẳng tay buông thõng xuống, khuỷu tay vuông góc. Từ từ thực hiện quay khuỷu tay theo hướng thuận chiều kim đồng hồ 15 lần. Sau đó dừng lại, giữ nguyên tư thế tay, xoay theo chiều ngược lại, lần này là ngược chiều kim đồng hồ 15 lần.
– Tác dụng: khuỷu tay được khởi động. Bài tập khởi động này giúp các con tránh các trường hợp bong gân có thể xảy ra tại khuỷu tay.
Bài tập 3 – Vai
– Cách tập: Người vẫn đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, mặt vẫn nhìn ra phía trước. Đưa 2 tay lên, khuỷu tay gấp lại sao cho khuỷu tay thì gấp mà bàn tay thì chụm lại chạm vào mỏm vai. Bàn tay phải chạm vào vai phải, bàn tay trái chạm vào vai trái. Từ từ thực hiện xoay khớp vai theo chiều thuận chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ 15 lần. Chú ý mỗi lần đổi chiều, cần phải dừng lại hẳn kẻo bong gần vùng vai.
– Tác dụng: Bài tập khởi động này giúp làm trơn tru vai. Sẽ tạo điều kiện cho con bạn thoải mái với các động tác sải tay.
Bài tập 4 – Cổ chân
– Cách tập: Người đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, hai tay chắp vào hông. Khởi động từng chân. Đầu tiên khởi động chân phải. Lấy chân trái làm trụ, đứng người chủ yếu trên chân trái. Bàn chân phải kiễng lên sao cho chỉ có mũi ngón cái bàn chân phải chạm đất. Từ từ quay bàn chân phải trên trụ mũi ngón cái theo chiều thuận kim đồng hồ 15 lần. Sau đó dừng lại, đổi chiều quay theo ngược chiều kim đồng hồ, cũng 15 lần. Khởi động xong chân phải thì đổi sang chân trái.
– Tác dụng: bài tập khởi động này giúp cổ chân trẻ linh hoạt. Bàn chân có thể cử động dễ dàng trong các hoạt động. Cổ chân trẻ sẽ không bị đau khi có vận động đột ngột.
Bài tập 5 – Gối
– Cách tập: Người đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, mặt nhìn ra trước. Khởi động từng gối. Đầu tiên khởi động gối phải. Đứng hơi nghiêng người về bên chân trái, tay trái chống hông, tay phải buông lỏng. Khi đó chân phải có thể cử động tự do. Các con hãy duỗi chân phải ra phía trước, sau đó co chân phải về sau sao cho gối phải gấp lại, bàn chân đưa về mông, bày tay phải tóm lấy cổ chân phải để kéo gót chân phải chạm mông. Sau đó tay phải lại thả ra và thực hiện lặp lại động tác này. Như vậy gối sẽ được gấp và duỗi ra. Làm như vậy 15 lần rồi đổi sang chân trái.
– Tác dụng: gối được khởi động, cơ đùi được kéo căng. Bài tập khởi động này còn giúp gối các con sẽ không bị đau khi cử động mạnh sẽ tránh bị bong gân, các chấn thương ở dây chằng trong gối.
Bài tập 6 – Háng
– Cách tập: Người đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai. Khởi động háng phải trước. Giữ nguyên chân trái, bước chân phải lên phía trước 1 bước dài. Từ từ hạ thấp người xuống, dồn trọng lực vào chân phải sao cho gối phải thì gấp lại vuông góc, người tiến ra trước, chân trái thì thẳng và duỗi ra sau. Hai tay chống vào gối phải, nhún người lên xuống 3 lần, ấn sức nặng vào gối phải. Sau đó đổi sang chân trái. Làm như bên chân phải. Cứ đổi bên như vậy cho mỗi chân 5 lần.
– Tác dụng: bài tập khởi động háng làm cho hoạt động háng dễ dàng, khớp háng không bị đau khi bé có nhiều hoạt động cần đến độ giãn của chân.
Ngoài những bài tập khởi động, hoạt động thể thao bình thường tại nhà thì ba mẹ cũng nên biết những bộ môn nghệ thuật như: nhảy, múa, dance sport, ballet để giúp trẻ nâng cao thể chất hơn. Với môi trường lý tưởng cho sự phát triển toàn diện của trẻ – Trung tâm Nghệ thuật Hồ Thiên Nga sẵn sàng đồng hành cũng ba mẹ trên chặng đường phát triển toàn diện của các con về cả thể chất và tinh thần. Trung tâm sở hữu đội ngũ giảng viên ưu tú, kinh nghiệm cộng với một không gian học tập được thiết kế riêng dành cho các bé với màu sắc bắt mắt và hoàn toàn đảm bảo sự an toàn cho các bé khi học tập tại đây.
Cha mẹ có thể tham khảo thêm:
– Những môn học không bao giờ muộn để bắt đầu
– Nên cho trẻ học năng khiếu gì và phát triển như thế nào?
– Múa Belly Dance – giúp bé gái phát triển toàn diện
Để tìm thêm các lớp học năng khiếu tốt cho con em mình các bậc phụ huynh có thể tới địa chỉ Trung tâm nghệ thuật Hồ Thiên Nga.
👉 Website : www.hothiennga.com.vn
👉 Fanpage : Trung tâm nghệ thuật Hồ Thiên Nga
😍Địa chỉ trung tâm:
👉 Cơ sở 1: Số 16- đường Tứ Hiệp (cạnh cấp 2 Tứ Hiệp)- Thanh Trì – Hà Nội
👉 Cơ sở 2: Số 6- đường Tứ Hiệp- Thanh Trì – Hà Nội
👉Cơ sở 3: Tầng 4 Trung tâm văn hóa thông tin quận Hoàng Mai, đường Linh Đường – Hoàng Liệt – Hoàng Mai ( khu Linh Đàm)
—————————
Điện thoại liên hệ tuyển sinh:
👉 0963 664 619 hoặc 0963 324 619( Cô An)
Xin chân thành cảm ơn!😍😍😍😍